Site Loader
Yayo Kusama

Có thể bạn đã nghe qua tất cả những thuật ngữ của nghệ thuật nói chung và nghệ thuật đương đại nói riêng, nhưng chưa có dịp tìm hiểu định nghĩa rõ ràng. Bài viết này sẽ đưa ra những giải thích ngắn gọn dễ hiểu để bạn có thể đi triển lãm hoặc bảo tàng mà không bị bỡ ngỡ. (Nhưng thật ra bạn vẫn có thể đi bảo tàng mỹ thuật mà không cần biết gì về nghệ thuật)

H1. Nghệ thuật thị giác (Visual Arts)

Có 3 hình thức nghệ thuật chính: Nghệ thuật thị giác, nghệ thuật văn chương (Literature Arts), và nghệ thuật trình diễn (Performing Arts). Người ta thường chỉ nghĩ đến “hội hoạ” khi nói đến “nghệ thuật”, nhưng thực ra có rất nhiều hình thức nghệ thuật.

Nghệ thuật thị giác là những dạng nghệ thuật bạn có thể nhìn thấy được: drawing, painting, điêu khắc, gốm sứ, tranh in (prinmaking), thiết kế (design), thủ công (crafts), nhiếp ảnh, video, điện ảnh và kiến trúc.

Nghệ thuật văn chương, gọi tắt là văn chương gồm 3 dạng chính: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, ngoài ra còn có các hình thức khác nữa.

Nghệ thuật trình diễn gồm âm nhạc, múa, kịch nghệ.

1. Drawing vs painting

Dù tiếng Việt đều gọi chung là hội hoạ, nhưng drawing và painting là hai dạng nghệ thuật khác nhau

H2. Drawing

Drawing là hình thức dùng chì hoặc bút đi nét để thể hiện chủ thể tranh, hoặc để phác hoạ định hình các chủ thể trong tranh làm tiền đề cho painting.

 idea for Marguerite Gacher at the Piano
Ý tưởng một bức tranh mà Van Gogh đã phác thảo trong thư gửi em trai Théo

Painting

Painting là hình thức dùng màu trên giấy hoặc vải bạt (canvas).

Marguerite Gacher at the Piano, Van Gogh, 1890

3. Nghệ thuật đương đại vs. Nghệ thuật hiện đại

Hai cụm từ này thỉnh thoảng vẫn bị nhầm lẫn với nhau. Dù mối quan hệ mẹ con nhưng cả hai khác xa nhau.

Nghệ thuật hiện đại (Modern Art)

Nghệ thuật hiện đại (Modern Art) là phong trào tạo ra tác phẩm trong giai đoạn từ nửa sau thế kỷ 19 đến những năm 1970. Nghệ thuật thị giác trước thời kỳ này chú trọng vào kể chuyện, thường miêu tả các cảnh thần thoại hoặc tôn giáo để hướng dẫn người xem. Nhưng từ thế kỷ 19, máy ảnh ra đời, tiếp theo là sự thay đổi chóng mặt của xã hội do cuộc Cách mạng Công nghiệp. Nghệ sĩ bắt đầu thử nghiệm với những yếu tố mới trong nghệ thuật: đối tượng, kỹ thuật và chất liệu. Họ mong muốn thể hiện thế giới xung quanh như nó là.

Nghệ thuật đương đại (Contemporary Art)

Nghệ thuật đương đại là phong trào tiếp nối nghệ thuật hiện đại từ sau những năm 1970 và tiếp diễn cho đến ngày nay. VÌ thế, nghệ thuật đương đại còn được gọi là the art of today. Tác phẩm đương đại mang sự đa dạng, phá cách và đổi mới liên tục từ vật liệu, phương pháp, tư tưởng, thực hành so với các trường phái trong quá khứ, với mục đích tái định nghĩa thế giới và các giá trị đã được chấp nhận.

Best Technology Art 2019
TeamlaTriển lãm kỹ thuật số của Teamlab

Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các trào lưu nghệ thuật đương đại.

4. Triển lãm Pop-up (Pop-up art exhibition)

Triển lãm pop-up là một sự kiện theo mùa, có tính thân mật hơn một triển lãm ở gallery hoặc bảo tàng nhưng lại trang trọng hơn một buổi trưng bày tác phẩm tư nhân. Một triển lãm pop-up có thể kéo dài 1 ngày đến 1 tháng hoặc hơn.

Ý tưởng này xuất hiện từ năm 2007 ở New York khi không gian trưng bày nghệ thuật trở nên khan hiếm và giá thuê trở nên đắt đỏ. Không lâu sau đó, dạng triển lãm này nhanh chóng trở thành giải pháp tận dụng không gian trưng bày nghệ thuật phổ biến ở khắp nên trên thế giới.

Các triển lãm pop-up mang đến cho khán giả nhiều trải nghiệm thú vị hơn vì khuyến khích người xem tương tác với tác phẩm.

5. Triển lãm Biennale

Biennale theo tiếng Ý có nghĩa là “hai năm một lần”. Trong giới nghệ thuật, Art Biennale để chỉ các triển lãm nghệ thuật đương đại cực lớn tầm cỡ quốc tế được tổ chức hai năm một lần.

Thuật ngữ Biennale trở nên phổ biến kể từ sự kiện Venice Biennale được tổ chức lần đầu vào năm 1895. Venice Biennale sau đó phát triển thành một tổ chức nghệ thuật và đổi tên Biennale Foundation vào năm 2009.

Hiện nay, thuật ngữ Biennale có nhiều biến thể dùng cho các sự kiện quốc tế có tính lặp lại như: triennale (ba năm một lần), documenta (năm năm một lần).

Swing - Fernando Sánchez Castillo
Swing – Fernando Sánchez Castillo (Biennale Thượng Hải, 2018)

6. Đấu giá nghệ thuật (Art Auction)

Đấu giá nghệ thuật là quá trình mua và bán tác phẩm nghệ thuật và hầu hết diễn ra trong nhà đấu giá (auction house). Các nhà đấu giá là động lực lớn nhất thúc đẩy giá trị thị trường nghệ thuật. Doanh thu ở các sự kiện đấu giá công cộng đạt trên 29 tỉ đô la vào năm 2018.

Những nhà đấu giá hàng đầu hiện nay là: Christie’s và Sotheby’s. Hai nhà đấu giá hàng đầu này chiếm hơn 40% doanh thu đấu giá toàn cầu.

Art auction at Sotheby's
Một cuộc đấu giá tại nhà Sotheby’s

7. Nghệ thuật công cộng vs. Nghệ thuật cộng đồng

Nghệ thuật công cộng (Public Art)

Nghệ thuật công cộng là nghệ thuật được truyền tải qua bất kì phương tiện gì miễn là phục vụ cho tất cả công chúng. Nghệ thuật công cộng thường được trình diễn hoặc trưng bày ở nơi công cộng và ngoài trời chẳng hạn như điêu khắc, phù điêu, mosaic (khảm).

Ví dụ điển hình cho nghệ thuật công cộng là tác phẩm tưởng niệm ngày 11 tháng 9 tại Mỹ.

Công trình tưởng niệm ngày 11- 9 tại Mỹ

Nghệ thuật cộng đồng (Community Art)

Nghệ thuật cộng đồng là nghệ thuật dành cho một cộng đồng địa phương cụ thể, chẳng hạn như dự án cho trẻ em, người già, phụ nữ,… Ở Việt Nam khái niệm “nghệ thuật cộng đồng” đã xuất hiện khá lâu, nhưng gần đây mới bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý.

Ví dụ nghệ thuật cộng đồng ở Việt Nam: dự án của Manzi – Into ThinAir, kết hợp kỹ thuật số thực tế ảo và không gian công Hà Nội nhằm tạo ra một tiếp cận năng động và khá cấp tiến với chủ đề truyền thống và đương đại, cũ và mới, với phông nền là một đô thị cổ – Thăng Long.

9. Giám tuyển

Từ gốc của giám tuyển (curator) là cura trong tiếng Latinh, mang nghĩa là “chăm sóc” (to take care). Vì thế, giám tuyển theo nghĩa truyền thống là một người lựa chọn, quản lý các hiện vật được trưng bày trong các tổ chức và sự kiện nghệ thuật.

Trong nghệ thuật đương đại, chức danh “giám tuyển” dành cho những người chọn lựa và diễn giải ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, công việc của một giám tuyển còn là đề ra ý tưởng và tổ chức triển lãm; làm trung gian cho nghệ sĩ, tác phấm và công chúng, viết bài giới thiệu và tổ chức phỏng vấn nghệ sĩ. Nói chung, giám tuyển làm đủ thứ để tạo nên một triển lãm.

Leave a Reply

About me

Hi Dear,

I’m Linh, a writer who draws. I dedicate this site to things building up my inner world. I’m stirred by depressing stories, books, visual art, and letters. Hope they might stir you up too.